Sự khác nhau giữa nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp và nghiệp dư

Có nhiều sự khác biệt giữa một người chuyên nghiệp và 1 người nghiệp dư (hay những người chỉ làm vì sở thích). Điều này lại càng đúng với những người làm nghề sáng tạo như marketing, creative, designer, stylist, fashion,….

Những tấm ảnh chuyên nghiệp giúp gia tăng doanh số và nhận diện thương hiệu

Trong ngành nhiếp ảnh, sự khác biệt đó lại càng rõ nét hơn. Nếu bạn hỏi mọi người về sự khác biệt này, hàng vạn câu trả lời sẽ được chỉ ra. Sẽ có người nói đó là tài năng bẩm sinh, sự chăm chỉ tập luyện hay việc sử dụng thành thạo công cụ, máy móc, thậm chí, có người sẽ nói người chuyên nghiệp là người kiếm được nhiều tiền hơn. Các câu trả lời đó đều đúng ở 1 số khía cạnh và đúng trong từng trường hợp cụ thể.

Thực tế là một vài người không phải là nhiếp ảnh gia, họ chỉ yêu thích nhiếp ảnh nhưng họ vẫn chụp ảnh rất đẹp, rất có tài. Và chắc chắn những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ cũng phải yêu thích bộ môn này, sau đó chăm chỉ mỗi ngày mới thành công như ngày hôm nay.

Sự khác biệt lớn nhất của người chuyên nghiệp trong tất cả các lĩnh vực mà tôi đã từng gặp với những người nghiệp dư, làm vì sở thích đó chính là: Sự tuy duy cụ thể (specific mindset)

Sự tư duy được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, với tôi, ý nghĩa của nó được thể hiện rõ nhất theo 2 câu nói sau:

“Những người nghiệp dư sẽ ngồi và chờ khi có cảm hứng, những người còn lại thức dậy và đi làm việc”. – Stephen King

(Stephen King là nhà văn người Mỹ thiên về thể loại kinh dị hoặc giả tưởng nổi tiếng khắp thế giới, đặc biệt với mô-típ biến đổi những tình huống căng thẳng bình thường thành hiện tượng khiếp đảm.)

“Đừng đợi chờ sự cảm hứng. Nó sẽ đến khi bạn làm việc” – Henri Matisse

(Henri Matisse là một nghệ sĩ người Pháp, nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và chất lỏng cũng như khả năng hội họa tuyệt vời và nguyên sơ. Với tư cách là một họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà làm đồ họa in ấn. Matisse được biết đến như là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỉ 20.)

Câu nói của Stephen King được hình thành dựa trên chính hành động khôn ngoan của ông. Mọi người kể rằng ông viết ít nhất 10 trang giấy mỗi ngày. Và khi ông ta đang làm một dự án, 1 cuốn truyện, ông ta sẽ viết khoảng 180,000 từ trong ba tháng. Ông ta không ngồi chờ đến khi có tâm trạng hay cảm xúc sáng tạo để viết, mà ông ta sẽ ngồi dậy và bắt tay làm ngay. Nghe có vẻ đơn giản nhưng có vẻ rất ít bạn lại làm được điều này.

Cả 2 bức ảnh được chụp trong 1 lễ hội âm nhạc kéo dài 3 ngày. Những khoảnh khắc này không dành cho những người “chờ đợi cảm hứng” để chụp.

Sự chuyên nghiệp giúp giữ chất lượng hình ảnh ổn định

Thực sự không có gì sai khi bạn muốn cầm máy ảnh để chụp khi có hứng thú. Thời điểm tôi chỉ chụp ảnh cho vui, thì đúng là có cảm giác thích thú hơn nhiều. Điều này sẽ trở thành một vấn đề nếu bạn gặp phải một trong ba điều sau đây:

  • Bạn muốn từ 1 người nghiệp dư thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
  • Bạn muốn chụp đẹp nhất có thể bằng khả năng của mình.
  • Bạn thất vọng vì bạn đang trì trệ, ảnh mãi xấu như thế.

Nếu bạn đang gặp phải 1 trong 3 tình trạng trên, có thể, bạn sẽ không thể chụp khi có cảm hứng được nữa. Bạn sẽ phải thay đổi.

Vậy nên, thực tế mà nói, làm thế nào để thay đổi một người chỉ thích chụp khi có hứng thú thành 1 người giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn?

Những người chuyên nghiệp luôn được giao cho các dự án và công việc mà họ buộc phải hoàn thành theo deadline, vì vậy thật khó để họ chỉ muốn làm khi cảm thấy thích. Tuy nhiên, những người nghiệp dư thì đang làm để giải trí và thường không hề có deadline.

Câu trả lời đơn giản thôi: Hãy bắt đầu làm một dự án cá nhân và giao deadline cho chính mình.

TÍnh kỉ luật và chủ động là đặc trưng của người chuyên nghiệp

Hãy lên một dự án cá nhân có mục đích, nội dung, ý tưởng,….mà bạn thích, sau đó chỉ cần thêm một deadline là xong. Ngoài ra, hãy bắt đầu tham gia các cuộc thi nhiếp ảnh trực tuyến. Có nhiều cuộc thi trực tuyến ở khắp nơi (ở Fstoppers cũng là một ví dụ). Hãy ép bản thân thực hành kể cả khi bạn không có hứng hoặc mong muốn sẽ nâng cao trình độ.

Vấn đề này không chỉ có tác động đến dân nghiệp dư. Nó còn tác động đến dân chuyên nghiệp – những người đang trong giai đoạn chán nản thiếu cảm hứng, hoặc thậm chí tại những thời điểm thành công nhưng vẫn muốn phát triển bản thân mình hơn.

Có một sự thật mà tôi không hề mong muốn đó là việc thiếu động lực khi công việc của bạn suôn sẻ. Hãy tưởng tượng rằng bạn làm tốt, khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn, đồng nghiệp tán thưởng, thật khó để thúc đẩy bản thân cố gắng hàng ngày, hàng giờ. Khi bạn gặp khó khăn (như thời gian mới bắt đầu của bạn), bạn sẽ có đầy động lực để cố gắng,hoàn thiện hơn. Khi bạn đạt được điều bạn mong muốn, điều này có thể sẽ biến mất. Đó có thể là 1 vòng tuần hoàn mà nhiều người gặp phải.

Cho dù bạn là người nghiệp dư hay chuyên nghiệp,hãy luôn kiểm tra xem bạn có thật sự “đang làm việc” hay không. Chờ đợi cảm hứng đến với bản thân chỉ đúng với dân nghiệp dư. Nếu bạn là một người chuyên nghiệp (hoặc có ý định với nó) hãy làm việc 1 cách chuyên nghiệp.

 

Related Blogs

chụp ảnh sản phẩm bao nhiêu ảnh là đủ, thắc mắc khi chụp ảnh sản phẩm